Kinh nghiệm lựa chọn các kiểu trần thạch cao phù hợp

Kinh nghiệm lựa chọn các kiểu trần thạch cao phù hợp

Lựa chọn theo các loại trần thạch cao

1. Trần thạch cao chìm:

Trần chìm là loại trần có cấu tạo khung xương được ẩn giấu toàn bộ bên trên các tấm thạch cao, khiến cho bạn không thể nhìn thấy các khung xương này. Nếu chiêm ngưỡng loại trần này, bạn chỉ thấy có cảm giác giống như trần bê tông bình thường được sơn bả đẹp đẽ.

Trần chìm gồm có 2 loại là trần phẳng và trần giật cấp:

  • Trần phẳng: Trần thạch cao phẳng có bề mặt tấm sau khi hoàn thiện nằm trên cùng một mặt phẳng. Loại trần này được cấu thành từ hệ khung xương đồng cote và tấm hoàn thiện.
  • Trần giật cấp: Trần thạch cao giật cấp được hiểu đơn giản là loại trần được giật xuống từng cấp khác nhau. Theo các kiến trúc sư, đây là kiểu trần hàm chứa giá trị nghệ thuật cao nhất.
-Trần thạch cao chìm rất được ưa chuộng bởi sự độc đáo

2. Trần thạch cao nổi

Trần thạch cao nổi dùng để nói về đặc tính của loại trần này, nổi ở đây được hiểu là khung nổi, có nghĩa là sau khi hoàn thiện, người ta vẫn nhìn thấy một phần của xương trần, hay nói cách khác là tấm trần được gác lên trên khung xương.

Đối với các loại trần thạch cao này, khi thi công xong phần khung xương thì người thợ sẽ cầm tấm thạch cao và đặt thả cho cho nằm ngay ngắn lên trên khung xương. Thế nên ngoài trên gọi là trần nổi nó còn được gọi là trần thả để chỉ thao tác đặc trưng khi thi công.

Lựa chọn theo phong cách thiết kế

Mỗi phòng khách được thiết kế theo những phong cách khác nhau, từ đơn giản, hiện đại cho đến Tân cổ điển. Mỗi không gian sẽ có những đặc thù riêng về màu sắc, bố cục, kết cấu. Để tạo được tính thẩm mĩ đồng bộ, khi thiết kế trần thạch cao cho phòng khách, cần chú ý lựa chọn những mẫu thiết kế đồng bộ với phong cách thiết kế nội thất tổng thể của ngôi nhà.

Tránh trường hợp nội thất ngôi nhà theo phong cách hiện đại đơn giản, lại thiết kế trần thạch cao theo phong cách Tân cổ điển, tạo nên sự khiên cưỡng, không phù hợp, dẫn đến làm xấu không gian phòng khách. Ví dụ:

1. Trần thạch cao hiện đại

Có thể khẳng định đây là kiểu trần thạch cao có tính “linh động” cao nhất. Với trần thạch cao hiện điển, bạn có thể thỏa sức sử dụng các họa tiết, vật dụng trang trí khác nhau để tạo nét cá tính, phong cách riêng.

Trần thạch cao giật cấp là kiểu trần được ưu chuộng nhất trong phong cách trần hiện đại. Sở dĩ vậy, vì ở trần thạch cao giật cấp có tính thẩm mỹ, cùng hiệu ứng ánh sáng đạt mức tối ưu nhất.

2. Trần thạch cao cổ điển

Ở kiểu trần thạch cao cổ điển này, các họa tiết trang trí thường có mức độ cầu kỳ nhất. Cụ thể, các họa tiết thường sử dụng gồm:

  • Mài vòm
  • Góc trang trí trần tường hoa văn
  • Chỉ nẹp hoa văn
  • Phào chỉ hoa văn

Bên cạnh các họa tiết đó, hình dáng đèn trần cũng được coi là 1 chi tiết quan trọng của phong cách cổ điển.

Trần thạch cao
Trần nhà thạch cao kiểu cổ điển yêu cầu mức độ cầu kì nhất

3. Trần thạch cao tân cổ điển:

Đây là kiểu trần mang hơi hướng giao thoa giữa phong cách cổ điển và hiện đại. Các chi tiết thường sử dụng gồm:

  • Góc trang trí trần tường trơn
  • Chỉ nẹp cong
  • Chỉ nẹp trơn
  • Phào chỉ trơn

Tương tự như trần thạch cao cổ điển, đèn trần cũng là 1 chi tiết quan trọng giúp tạo nên phong cách của trần thạch cao tân cổ điển. Tuy nhiên, đèn trần ở đây có thiết kế đơn giản, nhẹ nhàng hơn so với phong cách cổ điển.

Lựa chọn mẫu thiết kế theo chức năng

1. Trần thạch cao cách âm

Về cấu tạo, trần thạch cao cách âm gồm 3 phần chính: khung xương, tấm thạch cao, bông thủy tinh.

Khả năng cách âm của trần thạch cao được tạo bởi lớp giấy giảm âm Glass Matt, có cấu trúc dạng lỗ hổng tròn. Bên ngoài được bao phủ bởi lớp bông thủy tinh, có tính kín khít cao. Cơ chế hoạt động của sản phẩm này là ngăn chặn đường đi của âm thanh và giảm âm lượng của tiếng ồn. Nhờ đó, trần thạch cao có khả năng cách âm tốt hơn 1,5 lần so với các loại trần kiểu cũ có cùng độ dày.

2. Trần nhà thạch cao chống cháy

Về cấu tạo, kiểu trần này được làm từ bột thạch cao, trộn với thủy tinh. Chính nhờ sự kết hợp với thủy tinh làm giảm tỷ lệ dẫn nhiệt do đó thạch cao không hấp thụ độ nóng, đồng thời, hạn chế việc thất thoát nhiệt ra ngoài.

Trần thạch cao
Trần nhà thạch cao chống cháy có thể chịu lửa trực tiếp tương đối cao

Những mẫu trần thạch cao chống cháy có khả năng chịu đựng được lửa trực tiếp tương đối cao. Tùy vào việc lắp đặt, trần có thể chịu được lửa trong 2 giờ đồng hồ. Thậm chí, với giấy bao thạch cao, khả năng chịu lửa còn lên tới 3 giờ đồng hồ.

3. Trần thạch cao chống ẩm:

Về cấu tạo, bề mặt của tấm thạch cao chịu nước được phủ một lớp sơn chống thấm, tiếp đến là 2 lớp vải thủy tinh ở mặt trước và mặt sau, đặc biệt do phần lõi có kết cấu chống thấm tối ưu, nên loại vật liệu này có khả năng chống ẩm gần như hoàn hảo.

Mặt khác, nhờ khả năng ngăn cản được sự di chuyển của độ ẩm, nên trần thạch cao gần như không “sản sinh” ra nấm mốc.

Trên đây là tất cả những chia sẻ về Trần thạch cao của CÔNG TY ALPHA. Hy vọng với những thông tin chúng tôi đem đến, bạn và gia đình có thể lựa chọn cho mái ấm của mình kiểu trần nhà thạch cao đẹp với công năng phù hợp nhất. Để có thể được báo giá trần thạch cao một cách chi tiết nhất, đừng ngại chat hoặc gọi tới hotline của chúng tôi

Hotline:0962525166

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

096.2525.166